Apple chính thức làm một việc gây shock với Tàu Khựa khiến cả thế giới ngỡ ngàngTàu Khựa nhận một bài học quá đau từ Apple…
Liệu Tàu Khựa có sáng mắt ra?
Thói làm ăn mang thương hiệu TQ!!!
Hôm 9/5 vừa qua, tờ thời báo Kinh tế Ấn Độ cho biết, Gã khổng lồ của Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện cho mẫu điện thoại iPhone tại nước này.
IPhone sẽ được sản xuất tại Ấn Độ
Cụ thể, đối tác sản xuất của Apple, Foxconn Technology Group (hay còn gọi là Hon Hai Precision Industry Co) đang tiến hành giao dịch để ký kết với chính phủ Ấn Độ cho mở một nhà máy sản xuất iPhone tại nước này.
Được biết, Foxconn đã đi tới vòng đàm phán cuối cùng với chính phủ Ấn Độ. Theo đó, công ty này đang nhắm đến một mảnh đất rộng 1.200 mẫu tại Maharashtra - bang lớn thứ ba của Ấn Độ - để làm nơi đặt nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cho Táo khuyết.
Dự án đầu tư này có giá khoảng 10 tỷ USD. Dự kiến, sau khi ký hợp đồng 18 tháng, nhà máy sẽ được xây dựng hoàn tất và chính thức đi vào hoạt động. Theo Foxconn, trong tương lai, công ty này sẽ tiếp tục mở thêm 10-12 nhà máy sản xuất khác tại quốc gia tỷ dân này.
Hiện tại, Foxconn đang là nhà cung cấp chính các linh kiện điện tử trên các thiết bị của Apple. Trước nay, linh kiện phục vụ cho hãng này tại châu Á chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc- xưởng gia công lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong tương lai, người sử dụng sẽ không còn cầm trên tay chiếc iPhone "made in China" nữa, mà thay vào đó là smartphone cùng những sản phẩm khác có xuất xứ "made in India".
Việc công ty cung cấp link kiện điện tử cho Apple trong tương lai gần sẽ được đặt tại Ấn Độ cho thấy một kế hoạch phát triển mới, lâu dài của nhà Táo.
Gần đây, vụ việc gây ra nhiều căng thẳng nhất cho Apple là việc tranh chấp thương hiệu iPhone với công ty Xintong Tiandi của Trung Quốc.
Theo lập luận của phía Xintong thì công ty này đã đăng ký thương hiệu trên trước cả khi iPhone của hãng công nghệ Mỹ trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc. Như căn cứ pháp lý của công ty này đưa ra thì họ đã đăng ký thương hiệu iPhone cho sản phẩm của mình tại nước nhà từ năm 2007.
Theo đó, tòa án ở Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết giúp Xintong thắng kiện Apple, cho phép công ty này được quyền sử dụng thương hiệu iPhone trên các sản phẩm của mình từ túi xách đến ví tiền, thắt lưng...
Như vậy, tại thị trường Trung Quốc, iPhone không còn là thương hiệu độc quyền của Apple.
Vụ tranh chấp này đã khiến nhà Táo phải lao đao một phen, chưa kẻ trước đây, giữa Apple và các công ty Trung Quốc từng có lịch sử tranh chấp thương hiệu nhiều lần. Và lần nào, các công ty của Trung Quốc cũng được Tòa án nước này xử thắng kiện, hoặc chiếm được ưu thế.
Có lẽ, một trụ sở sản xuất mới được đặt tại Ấn Độ, Apple sẽ không phải lo lắng sẽ có một thương hiệu iPhone được đăng ký trên những sản phẩm khác.
Đây không phải việc duy nhất Trung Quốc làm phật lòng Gã khổng lồ của Mỹ. Trước đó, một loạt dịch vụ iBooks Store và iTunes Movies của Apple cũng bị Trung Quốc cấm mở tại thị trường nước này, kéo theo khá nhiều tổn thất và khó khăn cho nhà Táo.
Trong khoảng thời gian gần đây, doanh thu của Apple đang bị giảm sút đáng kể. Trung Quốc được coi là thị trường chìa khóa với Táo, nhưng nước này lại đang lên kế hoạch quét sạch sự hiện diện của đại gia công nghệ ra khỏi đây.
Trong tương lai, việc sản xuất kinh doanh của Apple tại Trung Quốc sẽ còn gặp phải nhiều chật vật khác. Chưa kể đến sự gia tăng, phát triển nhanh chóng của các hãng smartphone giá rẻ Trung Quốc nhái theo iPhone, khiến việc Apple cạnh tranh công nghệ tại thị trường tỷ dân này càng trở nên nan giải hơn.
Có lẽ Táo đã sớm thấm thía được điều này. Sắp tới, đặt nhiều tham vọng hơn tại thị trường Ấn là một hướng đi dài hạn của hãng công nghệ này. Không chỉ sắp có nhà sản xuất linh kiện tại Ấn Độ, Apple cũng liên tục đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm tấn công vào thị trường đông dân thứ 2 thế giới này.
Theo một thống kê mới đây của công ty tài chính toàn cầu Morgan Stanley, tại Ấn Độ, gần một nửa dân số nước này không hề biết đến iPhone là gì. Do đó, việc đưa chiếc smartphone này đến gần hơn với người dân Ấn là một mục tiêu lý tưởng cho Táo khuyết.
Cũng giống như Trung quốc, Ấn Độ cũng được xem là thị trường chìa khóa được nhiều hãng công nghệ lớn không riêng gì Táo nhăm nhe. Tuy nhiên, chính quyền nước này lại khá khắt khe với các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư tại đây.
Trước đó, Apple từng thất bại khi đàm phán với chính quyền Ấn cho phép hãng này bán điện thoại iPhone refurbished (loại điện thoại được tân trang lại) tại đây. Tuy nhiên, tham vọng vào thị trường Ấn*sẽ không dễ dàng được nhà Táo từ bỏ.SUU TAM INTERNET
BLOG của vophubong : sưu tầm .lưu trữ những bài viết hay,những truyện ngắn, văn thơ,khoa học,sức khoẻ... mọi chuyện linh tinh,ta bà trên thế giới...
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017
Tàu Khựa nhận một bài học quá đau từ Apple…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét